Đôi nét về Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính

 

Xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) ngành Tài chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; hướng tới xây dựng ngành Tài chính số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu đóng góp cho nền kinh tế số hiện đại tại Việt Nam

 

Đồng thời, việc xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính được xây dựng phù hợp với Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020 định hướng đến 2025; Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 09/3/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính về triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách; Tuân thủ văn bản hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ TTTT về xây dựng Chính phủ điện tử; Phù hợp với Khung KT CPĐT mới của Việt Nam theo hướng hiện ddại, tích hợp chia xẻ dữ liệu, dịch vụ, ứng dụng cao độ; phù hợp với đặc thù ngành Tài chính và tiếp cận nhanh với công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam và trên thế giới.

Cục Tin học và Thống kê tài chính (Cục THTK) đã tiến hành đánh giá và lựa chọn đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần công nghệ DTT để cùng với Cục THTK xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính

Trên cơ sở phân tích các yêu cầu nghiệp vụ, phân tích hiện trạng CNTT của ngành Tài chính cũng như tham khảo các kinh nghiệm quốc tế và trong nước có liên quan để đề xuất các nguyên tắc định hướng nhằm xây dựng kiến trúc mục tiêu. Thực hiện, phân tích khoảng cách giữa kiến trúc mục tiêu và hiện trạng của ngành Tài chính để xác định lộ trình triển khai và các đề xuất phương án triển khai xây dựng kiến trúc CPĐT.

Quá trình xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính

Cục THTK đã hoàn thành khảo sát các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ; xây dựng dự thảo kiến trúc CPĐT ngành Tài chính. Tổ chức hội thảo công bố việc triển khai xây dựng KT CPĐT ngành Tài chính với sự tham gia của đại diện các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ, đại diện Bộ Thông tin và Truyền Thông, đại diện Văn phòng Chính phủ (ngày 08/1/2018 ). Tổ chức xin ý kiến trực tiếp và bằng văn bản các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ. Tổ chức 04 buổi hội thảo thảo luận góp ý trực tiếp (ngày 8/3/2018; ngày 29/5/2018; ngày 4/6/2018; ngày 12/7/2018).

Sau khi hoàn chỉnh dự thảo, Cục THTK đã trình Bộ ký công văn  xin ý kiến (lần 1) Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ tại công văn số 9230/BTC-THTK ngày 2/8/2018. Tổ chức hội thảo với sự chủ trì của Lãnh đạo Bộ và tham gia của đại diện lãnh đạo, cán bộ các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện Văn phòng Chính phủ (ngày 13/9/2018). Bộ đã ban hành thông báo kết luận của Lãnh đạo Bộ về xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính tại Thông báo số 627/BTC-TB ngày 24/09/2018.

Cập nhật, hoàn chỉnh dự thảo kiến trúc CPĐT theo nội dung tham gia ý kiến của Bộ TTTT tại công văn số 2656/BTTTT-THH ngày 14/8/2018 và tham gia ý kiến của các đơn vị tại buổi hội thảo ngày 13/9/2018. Cục THTK đã trình Bộ ký công văn xin ý kiến (lần 2) Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ tại công văn số 12381/BTC-THTK ngày 9/10/2018. Ngày 22/10/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn số 3564/BTTTT-THH tham gia ý kiến (lần 2).

Hoàn chỉnh kiến trúc CPĐT ngành Tài chính theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Thông báo số 627/BTC-TB, ý kiến góp ý lần 2 của Bộ Thông tin và Truyền thông và ý kiến góp ý của các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ.

Phác họa kiến trúc CPĐT ngành Tài chính  

Cục THTK và đơn vị tư vấn thực hiện xây dựng kiến trúc CPĐT ngành Tài chính trên cơ sở phân tích các yêu cầu nghiệp vụ, phân tích hiện trạng CNTT của ngành Tài chính, phân tích chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính theo Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ; thực hiện các phân tích chuyên đề để đưa ra các mô hình nghiệp vụ, thông tin ở mức khái niệm: Phân tích mô hình nghiệp vụ dựa trên chức năng nhiệm vụ toàn ngành Tài chính; Phân tích các nhóm dòng nghiệp vụ; Phân tích mô hình liên thông nghiệp vụ; Mô hình nghiệp vụ mức khái niệm ngành Tài chính, danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung hiện nay và mô hình khái niệm về dữ liệu trong tương lai.

Từ đó đề xuất kiến trúc CPĐT  ngành Tài chính trên cơ sở các phân tích về Chính phủ điện tử và Chính phủ số, kinh nghiệm quốc tế và trong nước về xây dựng Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, các nguyên tắc định hướng kiến trúc CPĐT mục tiêu đến 2025 của ngành Tài chính.

 

 

Đánh giá khoảng cách và định hướng chuyển đổi: Đánh giá khoảng cách và định hướng chuyển đổi trên cơ sở phân tích: Khoảng cách giữa hiện trạng và định hướng phát triển của của Bộ Tài chính, Khoảng cách về hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin và định hướng triển khai kiến trúc CPĐT,… từ đó đưa ra lộ trình thực hiện kiến trúc CPĐT ngành Tài chính

Hướng dẫn tuân thủ KT CPĐT ngành Tài chính: Đưa ra các nguyên tắc, hướng dẫn thực hiện tuân thủ Kiến trúc Chính phủ ngành Tài chính dựa trên Khung kiến trúc đã đề xuất bao gồm: Hướng dẫn về tích hợp, kết nối hệ thống trong ngành Tài chính; Đề xuất chuẩn công nghệ áp dụng trong kiến trúc CPĐT ngành Tài chính.

Tổ chức triển khai kiến trúc CPĐT ngành Tài chính: Đưa ra cách thức thực hiện triển khai bao gồm: Danh mục nội dung công việc chính và trách nhiệm các đơn vị trong triển khai thực hiện kiến trúc CPĐT.

 

Nguyễn Việt Hùng

Phó Cục trưởng, Cục Tin học và Thống kê tài chính