Sửa Luật Quản lý thuế: Phân cấp thẩm quyền xử lý gia hạn nộp thuế

Vừa qua, Bộ Tài chính đã tổ chức xây dựng dự thảo Luật quản lý thuế (sửa đổi) và xin trình Chính phủ dự án Luật quản lý thuế (sửa đổi), trong đó, bổ sung quy định về khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tại Điều 83 và Điều 84.

Luật quản lý thuế quy định người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định thì bị tính tiền chậm nộp 0,03%/ngày, kể cả người nộp thuế thực tế không còn đối tượng để thu, người nộp thuế đã chết hoặc được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Quy định này dẫn đến tiền chậm nộp của nhóm đối tượng không có khả năng thu đến 31/12/2017 tăng lên đến 10.465 tỷ đồng, số nợ này theo dõi trên sổ sách của cơ quan thuế, nhưng là nợ ảo, tạo áp lực về chi phí, nhân lực cho cơ quan thuế trong việc theo dõi quản lý nợ thuế. Do đó, cần khoanh nợ đối với khoản nợ thuế, nợ tiền chậm nộp của các đối tượng nêu trên để làm giảm số nợ ảo.

Dự thảo Luật quản lý thuế (sửa đổi) sửa đổi bổ sung quy định về thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo hướng:Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan xoá nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từnăm tỷ đồng đến một tỷ đồng; Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục hải quan xoá nợ đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới một tỷ đồng.

Về không thu thuế, theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ thì đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế thì thực hiện hồ sơ thủ tục không thu thuế như hồ sơ thủ tục hoàn thuế. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật quản lý thuế (sửa đổi) đã bổ sung quy định về không thu thuế tại Điều 4 (Nội dung quản lý thuế); Điều 78 (Không thu thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu). 

Về thẩm quyền gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp, Luật quản lý thuế hiện hành quy định Chính phủ gia hạn nộp thuế đối với trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác (điểm d Khoản 1 Điều 49); và thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp đối với Thủ tướng Chính phủ xóa nợ trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10 tỷ đồng trở lên (điểm a Khoản 2 Điều 67).

Tổng cục Thuế cho biết, thực tế từ khi triển khai Luật quản lý thuế sửa đổi, bổ sung số 21/2012/QH13 (hiệu lực từ 01/7/2013) đến nay thì Thủ tướng Chính phủ mới chỉ ban hành 01 Quyết định xóa nợ đối với 01 doanh nghiệp giải thể, số tiền thuế, tiền phạt được xóa là 31,9 tỷ đồng; Bộ Tài chính ban hành 3 Quyết định xóa nợ đối với 03 doanh nghiệp, số tiền thuế, tiền phạt được xóa là 24 tỷ đồng; Tổng cục Thuế ban hành 78 Quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, số tiền xóa là 87,2 tỷ đồng, đối với hộ gia đình, cá nhân, số tiền xóa là 287,2 tỷ đồng của 546.936 người nộp thuế. Nếu tính bình quân thì trong giai đoạn từ tháng 7/2013 đến nay, một người nộp thuế được xóa 2,35 triệu đồng.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi tại dự thảo Luật quản lý thuế (sửa đổi) theo hướng phân cấp thẩm quyền xử lý gia hạn nộp thuế, xóa nợ tiền thuế, theo đó thì thẩm quyền cao nhất là Bộ trưởng Bộ Tài chính và Cục trưởng Cục Thuế xem xét xóa nợ đối với số tiền nhỏ hơn 01 tỷ đồng.

Tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế

Theo quy định hiện hành thì đối với các khoản nợ thuế đã quá hạn 10 năm và cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thì được xóa nợ thuế. Tuy nhiên quy định này là không khả thi và đến thời điểm hiện tại thì chưa có trường hợp nào đủ điều kiện được xóa nợ thuế do thực tế triển khai thực hiện gặp khó khăn vướng mắc như có những khoản nợ thuế trên 10 năm nhưng không thể xóa được do không đáp ứng được điều kiện đã “áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế”, vì doanh nghiệp đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cho phép giải thể và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế; không thực hiện được biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản do doanh nghiệp đã nợ thuế thì hầu hết tài sản cũng đã được cầm cố, thế chấp tại ngân hàng, cơ quan thuế không thể thực hiện được biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản…

Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, phù hợp với quy định về cưỡng chế nợ thuế, đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 85 Luật quản lý thuế theo hướng xoá nợ đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cuối cùng quy định tại khoản 1 Điều 127 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi.

Bên cạnh đó, về miễn tiền chậm nộp đối với các trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc gặp khó khăn bất khả kháng khác, Điều 59 dự thảo Luật quản lý thuế (sửa đổi) bổ sung quy định đối với trường hợp người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền đề nghị miễn tiền chậm nộp trong trường hợp gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn bất ngờ, các trường hợp bất khả kháng khác.

(T.H)

Chương trình Đào tạo kinh nghiệm thực tiễn

Lập Kế Hoạch Ngân sách bằng Excel

Kinh nghiệm xem xét Hợp đồng và xử lí các vấn đề Tranh chấp

Các vấn đề Cốt lõi về Pháp lí Doanh nghiệp và Kinh doanh

Quản trị hiệu quả hoạt động theo BSC & KPI

Kỹ năng "Hunter" dành cho các thợ săn thiện chiến theo phương pháp Competence Base Interview (CBI)

Quản trị rủi ro và Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp

Chiến lược Tài chính Doanh nghiệp